Khái niệm và cách tính Diện tích thông thủy và diện tích tim tường
Chắc hẳn đã một lần trong đời bạn nghe đến những thuật ngữ “diện tích thông thủy” và “diện tích tim tường” rồi khi nói đến những sản phẩm bất động sản trên thị trường.
Thế nhưng bạn có biết định nghĩa của hai loại diện tích này cũng như cách tính toán chính xác hay chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Khái niệm thế nào là diện tích thông thủy:
+ Diện tích thông thủy: được xác định bằng cách đo theo phần diện tích những nơi mà nước có thể lan tỏa tới. Ở các nước phát triển hiện nay trên thế giới, phần diện tích thông thủy còn được tính bằng việc trải thảm, tấm thảm được trải đến đâu thì chính là diện tích thông thủy.
Loại diện tích này sẽ bao gồm cả phẩn tường ngăn cách các phòng bên trong của mỗi căn hộ, cộng thêm phần ban công và lô gia gắn liền với căn hộ đó. Còn lại phần tường bao quanh của căn nhà, tường phân chia các căn hộ, các phần sàn có cột hay những hộp kỹ thuật nằm bên trong của ngôi nhà đều không được tính là diện tích thông thủy.
Phần ban công nếu như có phần diện tích chung vời toàn bộ sàn cũng sẽ được tính nhưng nếu ban công có phần diện tích tường chung thì sẽ tính từ mép bên trong của phần tường chung này.
Khái niệm thế nào là diện tích tim tường:
+ Diện tích tim tường: Loại diện tích này sẽ được tính bao gồm toàn bộ phần sàn, phần tường bao quanh ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ với nhau, diện tích cột và hộ kỹ thuật nằm bên trong của mỗi căn hộ.
Vậy nên, nếu so sánh diện tích thông thủy và diện tích tim tường thì bạn sẽ cảm thấy đo theo diện tích thông thủy sẽ có lợi hơn rất nhiều so với diện tích tim tường. Thế nhưng, nếu xét về phương diện pháp lý thì chắc chắn chúng ta nên đo theo diện tích tim tường sẽ tốt hơn. Bởi với theo cách tính loại diện tích này, toàn bộ phần diện tích của căn nhà sẽ được tính hết và thực tế quyền sử dụng của bạn chính là toàn bộ phần diện tích này.
Cách tính diện tích thông thủy và diện tích tim tường:
*** Về diện tích tim tường thì tính diện tích vô cùng dễ dàng theo những công thức thông thường của phần sàn được thông và nước chảy đến.
Công thức tính diện tích thông thủy = ( a x b )
Trong đó: a , b là chiều dài và chiều rộng của ngôi nhà
*** Còn với diện tích thông thủy thì sẽ rắc rối hơn bởi có phần tường, cột và hộp kỹ thuật, được tính theo công thức sau đây:
Công thức tính Diện tích thông thủy = (a x b) + (c x d) – (∑e + f)
Trong đó: a, b, là chiều dài và rộng của căn hộ; c, d là phần dài và rộng của ban công; e là diện tích sàn có cột bên trong căn hộ; d là phần diện tích có hộp kỹ thuật nằm bên trong của căn hộ.
Sử dụng hình thức tính diện tích đo bất động sản đúng với pháp luật.
Xác định diện tích của 1 ngôi nhà theo diện tích tim tường hay diện tích thông thủy đều tùy thuộc vào sản phẩm, loại hình bất động sản, cũng như theo quy định của nhà nước.
- Thông thường các căn hộ tại tòa nhà cao tầng ( như căn hộ chung cư, Penthouse, Duplex, Sky Villa, …. ) sẽ được tính theo diện tích thông thủy
- Còn đối với nhà thổ cư ( Nhà mặt phố, biệt thự, liền kề, nhà riêng, đất nền… ) thường sẽ được tính theo diện tích tim tường.
Lời kết: Với khái niệm và cách tính diện tích thông thủy và diện tích tim tường như chúng tôi trình bày bên trên, hi vọng bạn đã hiểu được rõ hơn về hai loại diện tích này.
[Xem thêm tin tức] TƯ VẤN KIẾN TRÚC PHONG THỦY
Leave a Reply