Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng là điều cực kỳ quan trọng trên thị trường hiện nay, nhất là khi loại hình dịch vụ này đã quá đỗi quen thuộc do sự phát triển trong nhu cầu được phục vụ hoàn hảo trong cuộc sống của người dân trong từng bữa ăn.
Hiệu quả đến từ kinh doanh nhà hàng vẫn luôn phải dựa vào chính những thị hiếu cũng như sự hài lòng của khách hàng. Chính bởi vì vậy, những kinh nghiệm vô cùng quý báu trong kinh doanh nhà hàng để mang về những thành công nhất định được chúng tôi tổng hợp dưới đây sẽ trở thành những hành trang quan trọng trong những bước khởi đầu của bạn với công việc này.
Những kiến thức chung và các khái niệm cần phải nắm rõ
Để có thể có được những hiệu quả nhất định trong công việc kinh doanh nhà hàng, điều đầu tiên các bạn cần nắm được những kiến thức chung cùng với các khái niệm chuyên ngành được sử dụng phổ biến theo Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng như:
**** Định nghĩa về nhà hàng:
Là một cơ sở chuyên kinh doanh và phục vụ khách hàng với những dịch vụ ăn uống theo nhiều hình thức và loại hình khác nhau.
Trong đó, cả bộ máy những người quản lý cho đến nhân viên được hoạt động một cách liên tục và kết nối ăn ý với nhau để phục vụ cho nhu cầu của mỗi khách hàng nhằm mang đến lợi nhuận cho cả nhà hàng.
**** Phân loại các mô hình kinh doanh nhà hàng:
được chia làm nhiều nhóm khác nhau. Dựa vào đó, bạn có thể tham khảo để có thể chọn ra một mô hình kinh doanh phù hợp với bản thân:
– Phân loại mô hình kinh doanh theo quy mô: Kinh doanh nhà hàng cao cấp, nhà hàng lớn, nhà hàng sang trọng; Kinh doanh nhà hàng tầm trung, nhà hàng cỡ vừa; Kinh doanh nhà hàng nhỏ, nhà hàng bình dân, quán ăn
– Phân loại mô hình kinh doanh theo phong cách đồ ăn: Kinh doanh nhà hàng Pháp (chuyên phục vụ ẩm thực Pháp), kiểu Trung, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, món Ý, Châu Âu, Huế, các món ẩm thực Việt Nam Đà Nẵng, Hà Nội, Cần Thơ, HCM…
– Phân loại mô hình theo hình thức phục vụ: Kinh doanh nhà hàng phục vụ theo Set menu service (định suất); Kinh doanh Nhà hàng A lacarte (chọn món); Kinh doanh nhà hàng Buffet (tự phục vụ); Kinh doanh nhà hàng fastfood (đồ ăn nhanh); Kinh doanh nhà hàng tiệc cưới, hội nghị (Banquet hall)
– Phân loại mô hình kinh doanh theo loại đồ ăn: Kinh doanh quán ăn (bánh mì, chuyên gà, dê, hải sản, thịt trâu…); Kinh doanh nhà hàng bia hơi, quán nhậu, bar; Kinh doanh nhà hàng lẩu, nhà hàng nướng, lẩu nướng; Kinh doanh nhà hàng pizza; Kinh doanh nhà hàng kem, café; Kinh doanh quán ăn chay…
– Phân loại mô hình theo mức độ liên kết như: nhà hàng trong khách sạn, siêu thị, các mô hình chuỗi nhà hàng hoặc hình thức kinh doanh độc lập.
**** Vốn để kinh doanh nhà hàng sẽ bao gồm:
+ Chi phí đầu tư mặt bằng (Chiếm 25% tổng số vốn đầu tư).
+ Chi phí trang thiết bị trong nhà hàng (khoảng 20%).
+ Chi phí nguyên liệu (Từ 10 – 40%).
+ Chi phí thuê nhân viên (10%).
+ Chi phí truyền thông Marketing và tạo dựng thương hiệu (5%).
+ Chi phí trang trí nhà hàng (3 – 5%).
+ Còn lại là những chi phí khác như điện, nước, cùng các chi phí về thuế hay phát sinh (nhưng không quá 30%).
Và thông thường, sẽ tốn từ 200 triệu đồng trở lên cho quy mô của một quán ăn nhỏ và lớn dần đều khi bạn mở rộng quy mô lên những loại hình nhà hàng lớn hơn.
[XEM THÊM BÀI VIẾT] Kinh nghiệm mua bán đất trang trại
Những Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng hiệu quả
Hiệu quả và thành công luôn là mục tiêu hướng đến của bất kỳ ai đã, đang và sẽ thực hiện công việc kinh doanh nhà hàng. Và chắc chắn nếu muốn có được những điều đó thì bạn không thể không trang bị cho mình những kiến thức, bí quyết cùng kinh nghiệm để có thể thực hiện tốt kế hoạch của mình và mang lại lợi nhuận.
+ Bạn hãy lựa chọn đúng mô hình kinh doanh phù hợp nhất với những ý tưởng, xu hướng cùng khả năng của bản thân mình. Như chúng tôi đã trình bày ở trên về phân loại các mô hình kinh doanh nhà hàng cùng số vốn dự trù sẽ phải bỏ ra.
Dựa vào đó bạn hãy liên kết với chính bản thân mình cùng với xu hướng kinh doanh nơi bạn đang sống để đưa ra được lựa chọn đúng đắn nhất.
+ Ưu tiên thật lớn cho công việc tìm kiếm và quyết định vị trí của cửa hàng vì đây chính là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến doanh thu toàn bộ của cửa hàng sau này. Khi địa điểm tốt sẽ thu hút được lượng khách hàng lớn.
+ Theo Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng trong khi thê địa điểm và lựa chọn mặt bằng kinh doanh thì nên chú ý thật kỹ đến những điều khoản trong hợp đồng để tránh việc có tranh chấp sau khi đã bắt tay vào kinh doanh.
+ Lập kế hoạch chi tiết về các chiến lược được thực hiện sau khi mở cửa hàng để dự trù và đối phó với những tình huống xảy ra trong tương lai. Đây là cách để giúp công việc kinh doanh nhà hàng đạt được hiệu quả cao, tránh lãng phí, thu hút khách hàng và có lợi nhuận tốt nhất từ khi bắt đầu công việc kinh doanh.
+ Thực hiện việc cân nhắc và tính toán toàn bộ những khoản chi phí sẽ được sử dụng trong quá trình làm công việc kinh doanh này, bao gồm toàn bộ những khoản chi phí mà chúng tôi đã nói ở trên.
+ Chú trọng đầu tư vào các món ăn cùng đồ uống để khách hàng sẽ yêu thích những sản phẩm và dịch vụ bạn mang lại cho họ. Điều nay đồng nghĩa với việc bạn cần phải đầu tư nhân sự nấu ăn tốt, lựa chọn thực đơn, phần ăn phù hợp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo sự khác biệt về đồ ăn, đồ uống…
+ Nên trau dồi kinh nghiệm kinh nghiệm nhà hàng liên tục, cùng khả năng quản lý nhân sự để giúp cho công việc của bạn tốt hơn.
+ Tạo sự khác biệt cũng như để thu hút khách hàng hơn nên có những chương chính khuyến mại và giảm giá theo mùa, theo ngày lễ…
+ Chú ý đến các điều luật của nhà nước trong việc kinh doanh nhà hàng.
Những lưu ý cần phải biết khi triển khai hoạt động kinh doanh nhà hàng
Ngoài những kinh nghiệm được chia sẻ trên đây, để công việc kinh doanh nhà hàng của bạn đạt được hiệu quả như mong muốn, bạn cần chú ý những điểm như sau:
+ Xác định nhầm nhu cầu của khách hàng;
+ Chọn vị trí mở nhà hàng thiếu chuyên nghiệp và không thu hút
+ Thực phẩm, món ăn không có sự khác biệt, không ghi được dấu ấn
+ Không thực hiện truyền thông và quảng cáo thương hiệu
+ Nhân viên thiếu chuyên nghiệp và đặc biệt là thái độ phục vụ yếu kém
+ Không tính toán khoản vốn dự phòng, quay vòng trong kinh doanh nhà hàng ăn uống
+ Thiếu kỹ năng, kinh nghiệm quản trị nhà hàng
+ Không chú trọng đến các Quy định điều kiện, thủ tục kinh doanh quán ăn, nhà hàng khách sạn. Để được thực hiện kinh doanh nhà hàng đúng với những quy định của Pháp Luật bạn cần có những bước thực hiện như sau:
– Đăng ký kinh doanh với các co quan có thẩm quyền theo quy định của Pháp Luật. Dựa vào mô hình kinh doanh của bạn mà đăng ký theo các hình thức thành lập doanh nghiệp đúng chuẩn với Pháp Luật.
– Chứng minh được quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh nhà hàng.
– Được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
– Chuẩn bị thủ tục xin giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh nhà hàng cùng giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh nhà hàng.
Trên đây là những kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng và mở rộng hơn là những liên vực liên quan khác mà bạn cần nắm được trước khi thực hiện công việc này. Hi vọng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thể thu được những hiệu quả và thành công đúng nhu mong muốn trong tương lai. Để biết thêm thông tin chi tiết, mời bạn trực tiếp liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
———————————————- —————————————– ————————–
[Tham khảo] TIN TỨC ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN 24H
Leave a Reply