Hỗ trợ bán nhà: 0987.23.1102
Những quy định về Luật thừa kế đất đai và chia tài sản

Luật thừa kế đất đai

Những điều cần biết về Luật thừa kế đất đai trong gia đình mới nhất năm 2018

Với những câu trả lời về hỏi đáp Luật thừa kế đất đai trong gia đình mới nhất năm 2018 dưới đây, bạn sẽ nằm rõ được về các điều khoản có trong luật, cũng như có thể nắm rõ được hàng thường kế, đối tượng dành quyền thừa kế cùng với các hồ sơ và các loại giấy tờ thừa kế theo đúng quy định chuẩn của Pháp Luật hiện hành.

Những quy định về Luật thừa kế đất đai và chia tài sản

Quy định trong Luật thừa kế đất đai trong gia đình

Luật thừa kế đất đai trong gia đình sẽ quy định chi tiết về di chúc hợp pháp cùng với những điều kiện của người được quyền thừa kế đất đai được ghi rõ tại những điều sau:

+ Điều 630 quy định di chúc hợp pháp cần có đủ những điều kiện như sau:

– Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong quá trình lập di chúc, không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép.

– Nội dung và hình thức của di chúc không trái pháp luật, với đạo đức xã hội.

– Người từ 15 – chưa đủ 18 tuổi khi lập di chúc cần có văn bản cụ thể và được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

– Người bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ khi lập di chúc cần có người làm chứng ký trên văn bản và phải được pháp luật công nhận.

– Trường hợp di chúc không có công chứng, chứng thực thì chỉ được coi là hợp pháp nếu có đầy đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 điều 630 Bộ luật dân sự.

– Trường hợp lập di chúc bằng miệng sẽ được coi là hợp pháp nếu người làm di chúc thể hiện ý chí cuối cùng trước mặt ít nhất 2 người làm chứng và ngay sau đó người làm chứng ghi chép lại, ký tên hoặc điểm chỉ và công chứng văn bản ghi chép đó trước 5 ngày kể từ ngày lập di chúc.

[XEM THÊM] Giải đáp về Nhà ở, đất tái định cư

+ Điều 651 quy định điều kiện của người thừa kế theo luật thừa kế tài sản đất đai như sau:

– Hàng thừa kế được quy định theo 3 thứ tự:

+ Hàng thứ nhất (Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người lập di chúc);

+ Hàng thứ hai (Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người lập di chúc; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại);

Giải quyết các vấn đề Luật thừa kế đất đai

+ Hàng thứ ba (cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.)

– Tất cả những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết hoặc không có quyền hưởng di sản, hoặc bị truất quyền hưởng di sản, hoặc từ chối nhận tài sản thừa kế.

– Theo luật thừa kế thì thứ tự thừa kế sẽ là hàng thừa kế thứ nhất – hàng thừa kế thứ hai – hàng thừa kế thứ ba.

+ Điều 656. Quy định về họp mặt những người thừa kế trong pháp luật thừa kế về đất đai mới nhất để thỏa thuận những công việc sau đây:

– Cử người quản lý, phân chia di sản đồng thời xác định quyền và nghĩa vụ của những người này nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc.

– Các cách thức để phân chia tài sản

– Mọi thoả thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản

+ Các trường hợp về thừa kế, tranh chấp, khởi kiện về quyền thừa kế như sau:

– Trường hợp có di chúc mà các người thừa kế không có tranh chấp trong việc chia tài sản thì sẽ thực hiện chung những công việc, nhu cầu chia tài sản theo đúng di chúc.

– Trường hợp không có di chúc mà những người thừa kế thỏa thuận với nhau về các quyền được hưởng tài sản thì việc thực hiện chia tài sản sẽ theo đúng thỏa thuận của họ.

– Trường hợp không có di chúc mà những người thừa kế không thỏa thuận về các quyền hưởng tài sản, khi có nhu cầu chia tài sản thì công việc chia tài sản đó sẽ thực hiện theo quy định chung của Pháp Luật.

– Trường hợp người chết để lại tài sản cho các người thừa kế nhưng họ không trực tiếp quản lý, sử dụng mà các phần tài sản đó đang do người khác chiếm hữu, sử dụng, cho thuê, mượn hay quản lý bất hợp pháp thì những người thừa kế có quyền khởi kiện người đó để đòi lại tài sản thừa kế.

Bộ hồ sơ theo Luật thừa kế đất đai cần chuẩn bị

Hồ sơ khai nhận thừa kế

Hồ sơ khai nhận thừa kế theo luật thừa kế 2018 bao gồm

+ Giấy tờ chứng minh tài sản của người để lại di sản thừa kế

+ Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế

+ Giấy tờ cá nhân của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất

+ SHK, CMND, Giấy khai sinh của Bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi (nếu đã chết thì phải có giấy chứng tử hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền xác nhận đã chết trước thời điểm người để lại di sản thừa kế chết.)

+ SHK, CMND, Giấy khai sinh của Con đẻ, con nuôi

+ Sơ yếu lý lịch của 1 người nói trên có xác nhận của chính quyền địa phương

+ Thời gian niêm yết công khai là 30 ngày, nếu không có khiếu nại gì thì sẽ tiến hành phân chia thừa kế theo di chúc hoặc phân chia thừa kế theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những điều cần biết về luật thừa kế đất đai trong gia đình theo quy định mới nhất của Pháp Luật năm 2018. Mọi thông tin chi tiết, mời bạn vui lòng để lại thông tin, hoặc gửi trực tiếp qua Email hỗ trợ của chúng tôi.

Xem thêm: TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN NỔI BẬT tại đây


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *